SỎI NIỆU QUẢN

Lượt xem: 127
SỎI NIỆU QUẢN
- Sỏi niệu quản là bệnh ngoại khoa cấp cứu trì hoãn
- Một số trường hợp sỏi hai bên niệu quản gây tắc phải mổ cấp cứu, nếu không can thiệp kịp thời người bệnh có thể tử cong do vô niệu.
- Sỏi niệu quản phần lớn từ thận rơi xuống, chiếm 80%.
- Có một số trường hợp sỏi nhỏ di chuyển xuống bàng quang người bệnh tiểu ra ngoài, thường sỏi dừng lại ở đoạn hẹp của niệu quản: đoạn bể thận – niệu quản, đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu, đoạn niệu quản sát bàng quang.
1. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH
1.1 Sỏi nguyên phát
Thường sỏi từ thận rơi xuống, chiếm khoảng 80%
1.2 Sỏi thứ phát
- Do hậu quả của một số bệnh mắc phải như: viêm lao, giang mai, thương tổn niệu quản do các phẫu thuật gây chit hẹp niệu quản.
- Do dị dạng niệu quản: niệu quản dãn to, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, niệu quản đôi. Nước tiểu ứ trệ ở phía trên chỗ hẹp lắng cặn hình thành sỏi.
2. GIẢI PHẪU BỆNH
2.1 Viên sỏi
- Vị trí sỏi:
+ Tới 70 – 75% sỏi ở 1/3 dưới niệu quản
+ Khoảng 20 – 30% sỏi ở 1/3 giữa và 1/3 trên niệu quản
- Hình thể: thường hình bầu dục, nhẵn như hạt lạc hay xù xì như quả dâu
- Màu sỏi:
+ Sỏi oxalate calci rắn, đen bóng
+ Sỏi phosphate calci màu trắng ngà
- Kích thước, số lượng sỏi: thường có đường kính dưới 1cm, có trường hợp cá biệt sỏi to như quả trứng gà. Thường  chỉ có 1 viên, có trường hợp có 2 viên hoặc có trường hợp sỏi xếp thành chuỗi.
2.2 Niệu quản có sỏi
- Tại niệu quản thường có tổn thương cấp tính, niêm mạc phù nề, sau đó là phản ứng xơ hóa dẫn đên chit hẹp niệu quản ngay dưới sỏi.
- Niệu quản trên chỗ có sỏi bị giãn và đài bể thận cũng giãn, gây ứ nước, ứ mủ thận, tổ chức thận dần bị phá hủy.
3. TRIỆU CHỨNG
3.1 Triệu chứng lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng;
+ Cơn đau do sỏi dịch chuyển. Người bệnh đau từng cơn dữ dội vùng thắt lưng, đau lan xuống phía dưới.
+ Khi có ứ đọng nước tiểu ở thận, niệu quản người bệnh đau âm ỉ, căng tức vùng thắt lưng.
+ Khi đau người bệnh có thể có nôn, trướng bụng
+ Tiểu ra máu toàn bãi, toáng qua
+ Tiểu buốt, rắt khi sỏi sát bang quang kích thích.
- Triệu chứng thực thể:
+ Trong cơn đau sỏi niệu quản khám người bệnh thấy co cứng cơ thắt lưng, cứng nửa bụng bên niệu quản có sỏi, bụng trướng.
+ Khi sỏi gây tắc niệu quản, gây ứ nước, ứ mủ thận, khám thấy thận to.
- Triệu chứng toàn thân:
+ Thể trạng ít thay đổi khi chỉ có sỏi một bên
+ Người bệnh có sốt khi sỏi gây tắc niệu quản và có nhiễm khuẩn đường tiêt niệu.
+ Sỏi niệu quản hai bên gây tắc nước tiểu, toàn thân người bệnh suy sụp nhanh vì gây ure máu cao, thiểu niệu, vô niệu.
3.2 Triệu chứng cận lâm sàng
- Siêu âm thấy hình ảnh sỏi, tình trạng bể thận, niệu quản phía trên sỏi
- Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị thấy hình ảnh  sỏi niệu quản cản quang.
- Chụp hệ tiêt niệu có thuốc cản quang thấy vị trí sỏi, đường đi của niệu quản, đánh giá chức năng thận.
- Chụp niệu quản, bể thận ngược dòng phát hiện sỏi, nhất là sỏi không cản quang.
4.BIẾN CHỨNG
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Thận to do ứ nước, ứ mủ
- Vô niệu khi có sỏi hai bện gây tắc nước tiểu
- Suy thận
- Cao huyết áp