SỎI THẬN

Lượt xem: 127
SỎI THẬN
      Sỏi thận là bệnh phổ biến trên thế giới. Ở châu Âu, và một số nước châu Á, châu Phi ít gặp. Tỷ lệ nam gặp nhiều gấp đôi nữ, lứa tuổi thường gặp là 30 – 50 tuổi.
      Sỏi thận gây nhiều biến chứng phức tạp, có thể dẫn đến tử vong.Ngày nay nhờ vào tiến bộ của khoa học việc chẩn đoán cũng như điều trị sỏi thận đã được cải thiện đáng kể.
  1. Nguyên nhân sinh bệnh
    1. Sỏi thứ phát
Là sỏi được hình thành do nước tiểu bị ứ trệ mà nguyên nhân chính là do cản trở ở bể thận hoặc niệu quản do bệnh bẩm sinh hay mắc phải do viêm chit hẹp do lao, giang mai …
  1. Sỏi nguyên phát
- Là sỏi được hình thành tự nhiên. Quá trình hình thành sỏi rất phức tạp.
- Thành phần, cấu tạo của sỏi rất khác nhau, vì vậy hiện nay chưa có một lý thuyết tổng quát về quá trình hình thành sỏi.
1.3 Các loại sỏi thận
- Sỏi calci: Thường là dưới dạng oxalat calci hoặc phosphate calci
- Sỏi kết hợp với nhiễm khuẩn: thành phần gồm phosphate ammoniac magnesi, thực tế thường kết hợp với carbonat apatit. Dạng này hay gặp ở phụ nữ dưới dạng sỏi san hô.
- Sỏi acid uric
- Sỏi crystin
2. Giải phẫu bệnh lý
2.1 Viên sỏi
- Số lượng thường chỉ một viên nhưng cũng có nhiều trường hợp có hàng chục viên.
- Khối lượng: có viên nhỏ bằng hạt catscungx có viên to hàng tram gam, có trường hợp đặc biệt sỏi rất to
- Hình thể viên sỏi tùy thuộc vào vị trí của sỏi
+ Sỏi nằm trong nhu mô tròn nhẵn
+ Sỏi nằm ở bể thận hình tam giác, đa giác
+ Sỏi nằm ở đài thận, hoặc sỏi nằm ở bể thận, niệu quản thường có hình bầu dục.
+ Sỏi nằm giữa đài bể thận có hình san hô nhiều góc cạnh.
- Vị trí của sỏi:
+ Vị trí sỏi rất quan trọng vì nó quyết định lâm sàng
+ Sỏi đài thận hay gặp chỉ làm tổn thương một vùng thận
+ Sỏi bể thận hay gặp và nguy hiểm nếu cản trở tới lưu thông nước tiểu, có thể làm hỏng thận.
2.2 Thận có sỏi
- Do có sỏi đài bể thận dãn, nhu mô thận mỏng, gây ứ nước, ứ mủ
- Do sỏi làm cho nước tiểu ứ trệ gây viêm nhiễm dẫn tới viêm thận, xơ hóa thận, dẫn đến teo thận.
3. Triệu chứng
3.1 Triệu chứng lâm sàng
* Triệu chứng cơ năng:
- Cơn đau quặn thận:
+ Đau dữ dội, lăn lộn
+ Đau từ vùng thận bị bệnh lan dọc theo đường đi của niệu quản, tận hết ở bộ phận sinh dục ngoài.
+ Kèm theo đau có thể có nôn, bí trung đại tiện, trướng bụng
+ Cơn đau thường xảy ra sau vận động mạnh
+ Có một số trường hợp không có cơn đau mà chỉ tình cờ phát hiện ra sỏi
- Tiểu tiện ra máu, tiểu máu toàn bãi
- Tiểu ra mủ
* Triệu chứng thực thể:
- Khám thấy đau vùng thắt lưng
- Rung thận dương tính
- Nếu thận to chạm thận bập bềnh dương tính
* Triệu chứng toàn thân:
Không có gì đặc biệt trừ những trường hợp có biến chứng nhiễm khuẩn, suy thận
3.2 Triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm:
+ Xét nghiệm nước tiểu thấy có hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn
+ Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, ure máu tăng
- X quang, siêu âm:
+ Siêu âm rất quan trọng trong chẩn đoán sỏi tiết niệu
+ X quang ổ bụng không chuẩn bị phát hiện sỏi thận
+ Chụp hệ tiết niệu có bơm thuốc cản quang qua tĩnh mạch (UIV) phát hiện được sỏi, đánh giá được chức năng thận.
+ Chụp niệu quản bể thận ngược dòng để phát hiện sỏi không cản quang.
+ Chụp cắt lớp, chụp niệu đồ bằng đồng vị phóng xạ
+ Siêu âm hệ tiết niệu thấy được sỏi cản quang và sỏi không cản quang.
4. Biến chứng
Sỏi thận, sỏi niệu quản gây nhiều biến chứng tại chỗ và toàn thân
- Sỏi gây tắc đường tiết niệu, làm dãn đài bể thận, làm mỏng nhu mô thận dẫn đến suy giảm chức năng thận rồi mất hoàn toàn chức năng thận.
- Nếu cả hai thận, niệu quản có sỏi gây tắc người bệnh vô niệu, ure máu tăng cap, tử vong nhanh.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gấy sốc nhiễm khuẩn rất dễ dẫn đến tử vong. Người bệnh thường đau nhiều bên thận bị bệnh, sốt cao, rét run.
5. Hướng điều trị
- Điều trị nội khoa chỉ có vai trò phòng bệnh và chống tái phát
- Điều trị ngoại khoa:
+ Mở bể thận lấy sỏi
+ Mở nhu mô thận lấy sỏi
+ Mở niệu quản lấy sỏi
+ Những trường hợp thận mất chức năng thì phải mỏ cắt bỏ thận.
+ Tán sỏi qua da trong trường hợp sỏi nhỏ dưới 2cm.