Triệu chứng Sỏi Mật khi mang thai

Lượt xem: 127

Triệu chứng sỏi mật khi mang thai giúp bạn nhận biết bệnh sớm nhằm có cách trị sỏi thích hợp hạn chế tối đa các biến chứng do sỏi gây nên.

Sỏi mật ở phụ nữ mang thai

Sỏi mật chính là sự tập trung thành khối của dịch mật. Mật được tạo bởi nước, chất béo, cholesterol, bilirubin và muối. Dịch mật được giải phóng vào ruột non để tiêu hóa chất béo. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, dịch mật có thể tích tụ tạo thành sỏi. Sỏi mật nếu không trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng hay vỡ túi mật.

Phụ nữ có nguy cơ bị sỏi mật cao gấp 2 lần so với nam giới.

Đối với phụ nữ đang mang thai nguy cơ bị sỏi mật và mức độ nguy hiểm càng cao hơn.

Để sớm phát hiện bệnh cần nên tìm hiểu rõ triệu chứng sỏi mật nhằm lựa chọn cách trị thích hợp nhất.

Trong suốt thời gian mang thai, do estrogen được sản xuất ra có thể dẫn đến lượng cholesterol tăng cao trong mật. Điều này khiến khoảng 5-8% phụ nữ có cặn hoặc sỏi mật khi mang thai.

Có khoảng 1 trong 1600 phụ nữ cần cắt túi mật do sỏi mật trong khi mang thai, điều này gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Triệu chứng sỏi mật

Bệnh sỏi mật tuy diễn biến một cách thầm lặng, nhưng vẫn xuất hiện một vài triệu chứng sỏi mật. Bạn có thể tìm hiểu một số triệu chứng sỏi mật như

  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Đau nhói ở góc phần tư bên phải trên. Đối với phụ nữ mang thai thì vị trí đau có thể di chuyển ở khác nhau.
  • Sốt.

Một điều mà bạn cần chú ý là không phải tất cả phụ nữ sẽ xuất hiện triệu chứng sỏi mật trên khi mang thai. Nhưng nếu thấy triệu chứng trên thì việc đi kiểm tra chính xác liệu bạn có bị sỏi mật hay không là cần thiết và không thể bỏ qua. Việc thực hiện xét nghiệm máu có thể không hữu ích bởi trong thời kì mang thai cơ thể người mẹ thay đổi sinh lý là điều không tránh khỏi.

Thực hiện siêu âm là cách có thể được sử dụng nhằm phát hiện tình trạng bị sỏi mật khi mang thai hay không? Kiểm tra chính xác mức độ bị sỏi giúp lựa chọn biện pháp thích hợp nhất.

Trị sỏi mật khi mang thai

Trong quá trình mang thai cơ thể người mẹ hết sức nhạy cảm, chính vì thế dù một tác động nhỏ nào cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Thay đổi thực phẩm sử dụng hằng ngày là điều cần thiết giúp hạn chế và ngăn sỏi phát triển nhanh.

Bị sỏi mật khi mang thai mẹ cần hết sức thận trọng khi lựa chọn cách trị sỏi phù hợp.

Và từng vào giai đoạn thai kì mà có cách trị sỏi mật khác nhau như:

  • Ở 3 tháng đầu: Đối với 3 tháng đầu của thai kì các bác sĩ khuyên không được phẫu thuật trừ trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Bởi phẫu thuật trong thời gian này dẫn đến nguy cơ bị sảy thai cao hơn. Hay khả năng trẻ bị dị tật bẩm sinh cao hơn với trường hợp người mẹ sử dụng biện pháp khác. Trường hợp nếu có thể, phẫu thuật sẽ được hoãn đến khi bạn sang 3 tháng tiếp theo hoặc sau khi sinh con.
  • 3 tháng giữa: Ở giai đoạn này có thể sử dụng phẫu thuật khi bị sỏi mật. Thời gian này dễ để thực hiện thủ thuật nội soi hơn so với mổ mở.
  • Và 3 tháng cuối: Khi bị sỏi mật trong 3 tháng cuối này thì bạn sẽ được động viên chờ đến sau khi sinh rồi mới tiến hành phẫu thuật. Bởi sự phát triển của tử cung thường sẽ gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật nội soi. Thực hiện phẫu thuật nội soi trong 3 tháng cuối cũng rất có khả năng dẫn đến tình trạng sinh non.

Việc trị sỏi mật tốt nhất vẫn là sau sinh sẽ an toàn và tốt hơn, hạn chế tối cơ khả năng xấu có thể xảy ra ảnh hưởng đến mẹ và bé.